Người Nam Kỳ giữ uy tín bằng giao kèo với nhau
Ca dao Nam Kỳ có câu:
"Khổ qua xanh, khổ qua trắng
Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
Thương em, thì anh làm giấy giao kèo
Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em”
Giao kèo là gì?
Đó là một dạng thỏa thuận bằng miệng hoặc có giấy tờ làm bằng ,là khế ước,là hợp đồng
Tiếng Hán Việt thì có :
Hợp ước(合同):Nghĩa đen là đồng tâm hiệp lực,là cái hiệp đồng tức hợp đồng
Khế ước là từ dịch từ chữ Contract trong cuốn sách “The Social Contract”(Khế ước Xã hội) bất hủ của Jean-Jacques Rousseau ra đời trong thời kỳ khai sáng (Enlightenment) thế kỷ 18 của Âu châu
Chữ “khế ước” là do người dịch thời Pháp quy định cái thỏa thuận liên quan tới vấn đề xã hội và triết học ,tư tưởng .Sau này thuộc về "société civile" (civil society) tức là thuộc về dân sự xã hội
Khế ước là những thỏa thuận làm văn tự để tin ,tờ giao ước có mặt chưởng khế làm chứng
Trong Hán Việt thì chưởng khế(掌契)là một chức quan xưa coi về việc giấy tờ mua bán, giao kèo….
Xin nói tiếp về chữ “kèo”
Trong văn hóa Việt thì chữ “kèo” chỉ một loại cây cấu trúc lên cái mái nhà truyền thống ba gian hai chái
Ca dao Nam Kỳ có câu :
“Gá duyên đừng sợ nơi nghèo
Sao cho xứng cột vừa kèo thì thôi”
Câu này:
“Mẹ già dữ lắm, em ơi!
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên xà tầm dông”
Bây giờ liệt kê ra mái nhà ,coi nó có cái giống gì nè
Một cái nhà xưa ba gian hai chái có những bộ phận sau đây: cột,kèo,đòn tay
Kèo là các cây từ đầu cột xuôi nghiêng xuống ,có dạng hình tam giác để đỡ hai mái dốc về hai phía theo kiểu truyền thống.Các kèo chịu sức nặng của mái,tức là các đòn tay
Thợ mộc trong Nam Kỳ coi bà Cửu Thiên Huyền Nữ là bà tổ .Ông bà kể rằng hồi xưa thấy dân loi ngoi trong mưa gó,bà Cửu Thiên Huyền Nữ mới đứng thẳng người chống nạnh hai tay để làm kiểu cho mái nhà, còn các bộ phận kèo, cột, đòn tay theo hình người bà mà dựng thành cái nhà
Cột và kèo –kèo và cột là hai bộ phận chánh quan trọng tạo ra cái nhà
Có bài đồng dao:”Bắc kim thang cà lang bí rợ ,cột qua kèo là kèo qua cột”
Nguyên tắc của thợ mộc khi dựng cột,gác kèo là phài đục đẽo cho chính xác ni tấc,tạo ra cái khung cho cái nhà ,không chênh,không vênh,không thiếu,không dư,nhìn phải cân đối và đẹp đẽ
Tới khi dựng đòn dông thì gia chủ sẽ cúng lễ thượng lương đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhứt của mái nhà để kết thúc xây dựng phần khung , nghi lễ này cầu cho ngôi nhà được trọn vẹn
Giao kèo là một thuật ngữ diễn tả sự giao kết trong làm nhà giữa thợ mộc và gia chủ .Thời xưa khi gia chủ giao những cây làm kèo cho thợ mộc thì mấy ông thợ coi như sẽ dựng nhà đúng theo kế hoạch,không thay đổi gì nữa
Dần dà từ “giao kèo” nó lan ra dân gian ,người Nam Kỳ nói “giao kèo” tức là giao ước.
Giao kèo có từ xưa ,đọc văn Hồ Biểu Chánh đã thấy có từ “làm tờ giao kèo”
Thí dụ trong"Lời thề trước miễu" có cậu sau:"Họ có làm tờ giao kèo với em chắc chắn, hứa qua sang năm, đến ngày thanh minh..."
Bản chất “giao kèo” là một dạng thỏa thuận ,thành ra có chữ ‘’kỳ kèo”
Kỳ kèo là động từ diễn tả một thái độ dùng dằn dục đặc,so đo,suy tính từng chút,cằn nhằn cửi nhửi trong khi trả giá (Bắc Kỳ kêu là mặc cả) .Gọi là trả giá tức là hạ thấp cái mức giá của người kia đưa ra
Nguyễn Du viết “cò kè” thì dân Nam Kỳ có kỳ kèo
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm…”
Có “Giao kèo” thì có “Lật kèo” tức hủy hợp đồng
Ngày nay trong luật của cộng sản không có từ “khế ước” hay "giao kèo”,chỉ có hợp đồng
........................................
Xem thêm các sản phẩm trang trí của KB Concept tại đây
Liên hệ KB Concept để được tư vấn tận tình theo Hotline: 090 999 8471 (Zalo, Viber)
Giao kèo và bẻ kèo là thuật ngữ của dân cho vay tiền góp,cá độ đá banh và ma đề
Mấy năm nay có nghề shipper
Sự lên ngôi của mua bán online đã “khai sanh” ra một nghề mới, nghề shipper (vận chuyển hàng)
Nghề này nếu chịu khó và có đơn hàng,ngày đi 100 mối cũng sống khỏe .Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó ,nước mắt shipper đã chảy dài trên má khi gặp khách mất dạy và cả chủ hàng ma lanh
Một vụ ở Tây Ninh ồn ào
Nam shipper giao gói hàng ghi 6 bộ quần áo giá 100.000 đồng, tiền ship 35.000 đồng tại xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh).
Trước khi giao, anh nhắc khách đây là hàng không được đồng kiểm (tức không được xem hàng trước khi thanh toán). Vị khách đồng ý trả tiền, nhưng sau khi bóc hàng không đúng (Chỉ có một bộ đồ) như nên yêu cầu anh này hoàn lại 135.000 đồng.
Bị từ chối, khách kéo người thân ,cả xóm đến yêu cầu shipper trả tiền mới được rời đi. “Giờ mày trả hay không hay là mày ăn đòn?”
Anh shipper giải thích mình chỉ giao,còn chủ là người khác nhưng cả xóm vẫn không chịu hiểu,nắm đầu thằng shipper
Người giao hàng sau đó đồng ý trả lại tiền và giải thích rằng mình không phải người lừa đảo
Khách hàng hỏi ngược: “Không cho bóc lỡ người ta bỏ ma túy vô đây các ông có chịu không? Người nào giao hàng cho chú, chú phải biết chứ?”
Có hai bài học vụ này,một là sjhipper phải coi hàng trước khi giao,gần đây chủ hàng ép giao hàng trả 100% tiền gói hàng trước khi giao,tức là giao xong lấy tiền khỏi về nơi xuất phát.nếu chủ hàng gian gói giá trị nhỏ mà nói lớn thì giao hàng sẽ chết chắc
Thứ hai là người mua hàng nên hiểu anh giao hàng không phải là chủ,thỏa thuận là người mua và người bán thôi,nhiệm vụ anh giao hàng-shipper như anh nv bưu điện-bưu tá là giao và ký nhận thôi
Vậy là có câu thơ trong nghề shipper :
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ ‘kèo’ chữ ‘lật’ khéo là thích nhau.”
Nguyễn Gia Việt
Theo Nam Kỳ - 南圻
........................................
Xem thêm các sản phẩm trang trí của KB Concept tại đây
Liên hệ KB Concept để được tư vấn tận tình theo Hotline: 090 999 8471 (Zalo, Viber)